Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giao kết bằng hợp đồng dưới hình thức văn bản giấy không còn là hình thức thích hợp khi các bên có khoảng cách xa về mặt địa lý. Thông qua hợp đồng được giao kết bằng thông điệp điện tử, chủ thể ở quốc gia này có thể tiến hành giao kết hợp đồng với một chủ thể ở quốc gia khác mà không phải đi đến tận nơi để trực tiếp gặp mặt thương thảo với nhau.

Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
Theo Điều 34 Luật Giao dịch điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Luật này cũng quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp điện tử tại Điều 14 như sau:
“Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ:
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”
Như vậy, pháp luật đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng.
V&HM tổng hợp