Chủ Nhật, 26/03/2023 2:45 sáng

Sao kê ngân hàng là gì? Làm lộ sao kê sẽ bị xử lí như thế nào theo pháp luật?

06/09/2021, Dịch vụ luật sư, Tư vấn pháp luật, 1129 Lượt xem

Ảnh minh họa (Nguồn: V&HM Law Firm)

Nước ta là nước thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, nên hàng năm thường xảy ra rất nhiều thiên tai song, hiện nay dịch bệnh cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng. Từ đó có rất nhiều các nhà hảo tâm đứng ra vận động quyên góp tiền làm từ thiện và phát sinh ra những bình luận trái chiều. Một câu hỏi lớn về sự minh bạch trong quá trình từ thiện là gì? Thì cách tốt nhất là sao kê ngân hàng. Vậy sao kê là gì? Việc làm sao kê ngân hàng bị lộ sẽ bị xử lí như thế nào? Nhằm giải đáp thắc mắc của mọi người, hãy cùng V&HM Law Firm tìm hiểu nhé!

1. Sao kê ngân hàng là gì?

Sao kê ngân hàng là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch của tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản. Các giao dịch phát sinh bao gồm: các khoản chi tiêu, thanh toán dịch vụ, ứng dụng tiền mặt,…

Những phát sinh giao dịch này bao gồm luôn cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản.

Việc sao kê chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản. Sao kê sẽ được ngân hàng thực hiện và gửi về cho chủ thẻ theo quy định của ngân hàng và khách hàng có thể sử dụng thông báo giao dịch này để kiểm tra lại vấn đề chi tiêu, để có thể kiểm soát số tiền chi tiêu hàng tháng và thanh toán số tiền đã chi tiêu trong thẻ đúng hạn.

2. Bị lộ sao kê sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng quy định về việc sao kê. Các tổ chức tín dụng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật thông tin tài khoản của khác hàng

Ngoài ra chỉ có chủ tài khoản, người được uỷ quyền hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước mới có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng sao kê tài khoản của cá nhân. Căn cứ theo Điều 14 Luật Tổ chức tín dụng:

“Điều 14. Bảo mật thông tin

1. Nhân viên, người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.”

Các trường hợp để lộ thông tin sao kê của khách hàng thì cá nhân sẽ bị xử phạt từ 30 – 40 triệu VND với hành vi để lộ thông tin khách hàng. Tổ chức làm lộ thông tin sao kê sẽ bị xử phạt gấp đôi. Được quy định tại khoản 4 Điều 47, NĐ 88/2019/NĐ-CP về Quy định Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng

“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Báo cáo không trung thực;

b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

c) Không cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra đối với cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hàng hoá thông tin về tài khoản ngân hàng. Khung hình phạt của tội danh này lên đến 7 năm tù. Căn cứ tại Điều 291 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định:

“Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a)Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trên đây là toàn bộ những vấn đề trong việc giải đáp câu hỏi về “Sao kê là gì? Việc làm lộ sao kê bị xử lý như thế nào theo pháp luật?”. Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc cho bạn.

V&HM tổng hợp

Website: https://vanhoangminhlaw.vn

Email: vanhoangminhlaw@gmail.com

Hotline: 0985 158 595

Địa chỉ: 422 (tầng 3) Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh